Hình ảnh pháo hoa -21chemical

[Pháo hoa 2021] Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt như thế nào?

Việt Nam cấm đốt pháo trái phép từ năm nào?

Nếu như ngày xưa, “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là những nét đặc trưng của Tết cổ truyền. Thì ngày nay, đốt pháo ngày Tết có thể bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm. Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt như thế nào?

Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, chính xác thời điểm Việt Nam cấm đốt pháo là từ năm nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? – Minh Thanh (Hà Nội)

Trả lời:

Ngày 08/8/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép. Đây chính là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về vấn đề này.

Theo Chỉ thị này, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Tuất (1994) đã có 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn hàng 20-30 tỷ đồng. Do đó, Chỉ thị nêu rõ:

1- Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).

Như vậy, có thể khẳng định, Việt Nam bắt đầu cấm đốt pháo từ ngày 01/01/1995. Tính đến nay, đã được khoảng 26 năm.

 

Đốt pháo trái phép ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?

Hơn 300 người bị xử phạt vì đốt pháo

Câu hỏi: Ở quê tôi, vào đêm giao thừa, nhiều thanh niên trong xóm lại rủ nhau đốt pháo “trộm”. Chính quyền rất khó phát hiện để xử lý vì không biết chính xác ai đốt, chỉ nghe thấy tiếng nổ ở gần khu vực đình làng. Nếu trường hợp bị phát hiện, những thanh niên này sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trái phép như sau:

Căn cứ nêu trên đã rất rõ ràng, người đốt pháo trái phép sẽ bị xử hành chính từ 01 – 02 triệu đồng, thường ở mức 1,5 triệu đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt là 01 triệu đồng và có tình tiết tăng nặng thì có thể lên đến 02 triệu đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi: Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người.

Ngày Tết, đốt pháo trái phép bị xử phạt thế nào? (Tham khảo)

 

Mua pháo nhưng chưa đốt bị xử phạt thế nào?

Câu hỏi: Em họ tôi năm ngoái mua ba quả pháo về dự định sẽ đốt vào đêm giao thừa, nhưng chưa kịp đốt thì bị phát hiện ngay khi còn đang giấu trong gậm tủ. Công an xã lập tức triệu tập em tôi lên xã, yêu cầu nộp phạt 20 triệu đồng. Mức phạt đó có đúng theo quy định pháp luật hay không? – Minh Hương (Ninh Bình).

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, theo quy định của điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm

Trong trường hợp của em họ bạn, việc em họ bạn mua pháo về và giấu trong gậm tủ đã thỏa mãn hành vi “tàng trữ, mua bán trái phép pháo”, do đó sẽ bị xử phạt từ 05 – 10 triệu đồng, theo quy định nêu trên.

 

Đốt pháo trái phép có bị xử lý hình sự không?

Pháo hoa z121

Câu hỏi: Tôi được biết đốt pháo trái phép đêm giao thừa có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, có khi nào người đốt pháo bị xử lý hình sự và phải đi tù hay không? – Trọng Minh (Nghệ An)

Trả lời:

Việc đốt pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp người đốt pháo trái phép có thể bị xử lý hình sự nếu cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015:

  1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  5. c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  6. d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có thể bị xử lý về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 305 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

  1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
    c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
    d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    đ) Làm chết người;
    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Tái phạm nguy hiểm.

Để xác định người đốt pháo trái phép có bị xử lý hình sự hay không, xử lý về Tội danh nào, mức phạt ra sao còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, truy tố và xét xử.

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đốt pháo trái phép chưa ở mức vi phạm nghiêm trọng chỉ đều bị xử phạt hành chính.

 

Dịp tết, người dân được đốt loại pháo nào?

Câu hỏi: Tôi được biết vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định cho phép người dân được đốt pháo hoa. Thực hư của quy định này như thế nào? – Trọng Nghĩa (Bắc Giang).

Dịp tết, người dân được đốt loại pháo nào?

Trả lời:

Chính phủ đã ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 về quản lý và sử dụng pháo hoa. Trong đó, khoản 1 Điều 17 chỉ rõ:

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trên 18 tuổi) sẽ được đốt pháo hoa, nhưng là loại pháo không gây tiếng nổ, tiếng rít.

Ngoài ra, chỉ có thể mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (hiện nay, chỉ có Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là đơn vị duy nhất được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa, pháo hoa nổ).

Trên đây là quy định liên quan đến ngày Tết, đốt pháo trái phép bị xử phạt như thế nào? Nếu có băn khoăn về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Nguồn: vanbanluat

Tìm hiểu thêm về công ty hóa chất 21

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH Một Thành Viên HÓA CHẤT 21 (công ty hóa chất 21)
Email:  congtyhoachat21@z121.vn
Điện thoại: 0210.3865055 – 0210.3865193